Mùa nắng nóng, chúng ta thường thích uống nước đá mát lạnh để giải nhiệt và đánh bay cơn khát. Tuy nhiên, việc làm này không những không giúp bạn bớt khát mà còn gây nên những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe như:
1. Cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn
Khi uống nước đá hoặc các thức uống lạnh, các mạch máu trong cơ thể, đặc biệt là dạ dày và ruột bị co lại, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và ngăn cản hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nước lạnh còn khiến cơ thể phải dùng năng lượng dự trữ để điều chỉnh thân nhiệt hợp lý nên quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ bị đình trệ.
Có nên uống nước đá vào mùa nóng không?
2. Tích tụ chất béo dư thừa
Uống nước lạnh trong hoặc ngay sau bữa ăn sẽ làm các chất béo vừa tiêu thụ có xu hướng tụ lại và vững chắc khó phân hủy hơn. Do đó, cơ thể dễ dàng tích tụ nhiều chất béo dư thừa, dẫn đến nguy cơ béo phì, mỡ trong máu, tim mạch…
3. Làm giảm nhịp tim
Một số nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng uống nước lạnh thường xuyên có thể làm suy giảm nhịp tim. Nhiệt độ thấp sẽ kích thích dây thần kinh phế vị số 10 – thuộc về dây thần kinh tự trị của cơ thể, có tác dụng trung gian làm giảm nhịp tim.
Có nên uống nước đá vào mùa nóng không?
4. Đau cổ họng
Uống nước đá thường xuyên sẽ làm tăng tích tụ chất nhầy trên niêm mạc nhằm bảo vệ đường hô hấp. Tuy nhiên, khi lớp màng này quá dày sẽ gây tắc nghẽn đường hô hấp. Từ đó bạn dễ mắc phải các chứng viêm nhiễm, tiêu biểu nhất là viêm và đau cổ họng.
5. Sốc nhiệt
Sau khi tập luyện hoặc vận động mạnh, nhiều người rất thích uống ngay 1 cốc nước đá để giải nhiệt ngay tức thì. Tuy nhiên, điều này có thể làm cho nhiệt độ cơ thể bị chênh lệch đột ngột, tác động trực tiếp đến hệ tiêu hoá và thân nhiệt. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên uống nước có nhiệt độ bình thường hoặc ấm, sẽ không chỉ cấp nước và làm tiêu hóa nhanh hơn mà còn kích thích sản xuất enzyme tự nhiên tốt cho tiêu hóa. Nước ấm phân hủy thức ăn dễ hơn, giúp ruột hoạt động tốt hơn. Nó còn giúp thanh lọc máu, tăng giải độc tự nhiên cho cơ thể.
Tổng hợp