Uống nước như thế nào cho đúng cách?

Uống nước như thế nào cho đúng cách?

Hiện nhiều người đang áp dụng phương pháp mỗi sáng ngủ dậy uống càng nhiều nước càng tốt. Cũng có người cả ngày luôn cố gắng uống thật nhiều nước với suy nghĩ để thải độc, “bổ thận thủy”, tăng tuổi thọ. Nhưng các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: Uống thừa hoặc thiếu nước đều gây nguy hại cho cơ thể. Vậy phải uống nước như thế nào để có lợi cho sức khỏe?

Mệt mỏi, suy tim, ngộ độc tế bào vì thừa nước

Trước hiện thực có nhiều người đang áp dụng phương pháp sáng ngủ dậy uống nhiều nước để chữa bệnh, GS, TSKH Hoàng Tuấn, nguyên Giám đốc Bệnh viện 19-8 cảnh báo, đây là một vấn đề thông thường nhưng lại rất quan trọng, liên quan đến việc bảo vệ sức khỏe lâu dài mà nhiều người còn chưa hiểu đúng tác dụng của nó. Thậm chí có người còn cho rằng “uống nước thật nhiều mỗi sáng sớm có thể chữa bách bệnh”. Quan niệm này mới chỉ dựa trên suy đoán chủ quan, nên đã có người uống đến hàng lít nước một lúc vào buổi sáng. Đã có trường hợp suýt mất mạng vì cơn suy tim, cao huyết áp xảy ra đột ngột sau khi uống một lượng nước quá lớn.

nuoc

Uống quá nhiều nước liệu có tốt? ( Ảnh minh họa)

Bác sĩ Cao Hồng Phúc, Bệnh viện 103 (Học viện Quân y) cho biết, nước rất lợi cho cơ thể nhưng quan trọng là phải biết uống đủ. Hiện nay nhiều người áp dụng cách uống càng nhiều nước càng tốt là sai lầm và dễ gặp nguy hiểm. Bởi uống nhiều nước (hơn 3 lít nước trong ngày) làm loãng lượng điện giải trong máu, điện giải bị hạ thấp làm rối loạn hoạt động cơ, tế bào thần kinh khiến cơ thể mệt mỏi, rã rời. Đặc biệt, nước trong máu nhiều thì sẽ tràn vào tế bào thần kinh dẫn đến ngộ độc tế bào do nước. Lúc này tế bào bị trương, màng tế bào thần kinh bị giảm hoạt động, hậu quả là năng lực tập trung suy giảm nghiêm trọng. Hơn nữa, uống quá nhiều nước sẽ làm tăng khối lượng tuần hoàn trong lòng mạch. Sự gia tăng khối lượng này làm tăng huyết áp, dẫn tới khó kiểm soát. Rất nguy hiểm cho người bị bệnh tim, suy tim, vì uống nhiều nước làm cho tim hoạt động quá sức, khiến người bệnh càng khó thở và mệt mỏi do suy tim nặng thêm. Hơn nữa, nếu uống quá nhiều nước cũng làm giảm chức năng tiêu hóa bởi lượng nước quá nhiều đi vào ruột sẽ làm loãng dịch tiêu hóa và giảm hoạt tính của các men tiêu hóa…

Uống nước đúng cách, theo nhu cầu cơ thể

GS, TSKH Hoàng Tuấn khuyên, chớ nên nghe lời đồn thổi mà cố gắng uống nước. Uống nước đúng cách là phải hiểu biết nhu cầu cần nước của cơ thể hằng ngày. Buổi sáng dậy, thay vì uống một lúc hàng lít nước, mỗi người chỉ nên uống một cốc nước 200ml là tốt cho sự bài tiết của cơ thể, tạo thuận lợi cho việc chống táo bón, chống độc. Trong ngày, uống nước cũng không nhất thiết theo quy định uống đủ 2 lít nước… mà phải uống theo nhu cầu của cơ thể. Trong trạng thái sinh lý bình thường, ở nhiệt độ môi trường khoảng 20-25 độ C, một người lao động trí óc trung bình cần từ 1,5 đến 2 lít nước tùy trọng lượng cơ thể (trung bình là 1,7 lít) cho 24h. Lượng nước này một phần đã có trong thức ăn, trong rau quả… Lượng nước mỗi người cần uống thêm hàng ngày từ 1 đến 1,2 lít. Làm việc nơi nóng nực về mùa hè, khi ra mồ hôi nhiều, khi làm việc nặng thì cần đến nước nhiều hơn. Về mùa lạnh ít ra mồ hôi, làm việc nhẹ thì cần ít nước hơn đôi chút. Tuy nhiên, một người lớn làm việc bình thường, mỗi ngày không nên uống quá 600ml nước.

1498900165

Uống nước đúng cách, không những biết tránh những thức uống có hại mà còn phải biết tăng, giảm theo nhu cầu khi trạng thái sức khỏe thay đổi. Nếu gặp các biến cố như: Viêm nhiễm đường tiết niệu, sốt cao, ăn phải chất độc, dị ứng… tức là khi cơ thể cần một chế độ lợi tiểu hơn thì phải tăng cường nước uống. Lúc này có thể dùng nước chanh, nước hoa quả, nước chè loãng (ít đường) để giúp cơ thể đào thải chất độc dễ dàng. Trong trường hợp cơ thể bị phù nề, cao huyết áp, bị bệnh tim mạch thì không được tăng lượng nước uống.

Uống nước đúng và đủ không có nghĩa là uống một lúc một lượng nước rất lớn, mà phải uống làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần một lượng vừa phải. Khi đi nắng, khát nước nhiều, cũng không nên uống một hơi thật nhiều nước cho “đã khát”. Nghiên cứu cho thấy, khi uống quá nhiều nước một lúc sẽ làm tăng đột ngột lượng nước lưu thông trong máu gây nên trạng thái “quá tải” của tim có thể gây dãn cơ tim, hoặc gây ra cơn cao huyết áp đột ngột, đe dọa tính mạng.

Thiếu nước gây tổn thương thận

Theo GS,TSKH Hoàng Tuấn, uống quá nhiều nước có hại, nhưng thói quen uống ít nước cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bởi nó dẫn đến sự tăng cao nồng độ các chất có hại trong nước tiểu, làm lắng đọng trong bể thận, trong bàng quang, gây nên sỏi ở các bộ phận đó. Đó là chưa kể những hậu quả xấu cho cơ thể do sự đào thải các chất cặn bã kém vì thiếu nước.

Vì vậy, uống nước đúng và đủ là điều kiện trước tiên giúp thận hoạt động bình thường, là điều kiện không thể thiếu để bảo vệ sự thanh khiết môi trường bên trong cơ thể. Mỗi người chúng ta hãy uống nước đúng, đủ và khoa học theo nhu cầu cơ thể.

Theo Báo mới.

Bài viết liên quan

1481814525116
6 tác hại bất ngờ khi uống nhiều cà phêLà thức uống không thể thiếu của rất nhiều người nhưng chúng ta lại có thể ngạc nhiên khi biết...
glass with health
LÀM ĐẸP DA TẠI NHÀ BẰNG CÁCH SỬ DỤNG NƯỚC TINH KHIẾT MỖI NGÀYBạn có thể không ăn trong vòng 1 ngày nhưng không thể không uống nước chỉ trong vài tiếng đồng...
2.quytrinhdongchai
Quy trình sản xuất nước tinh khiết đóng bình, đóng chai Tại TPHCMQuy trình sản xuất nước tinh khiết đóng bình, đóng chai Tại TPHCM được tiến hành như thế nào để...
binh 19L
THÔNG BÁO THAY ĐỔI GIÁ NƯỚC KHOÁNG HỮU CƠ HAPPYWATER BÌNH 19LChúng tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến Quý Khách Hàng đã tin dùng nước khoáng hữu cơ Happywater...